Khóa học bơi

Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải

Bơi sải là kỹ thuật bơi nâng cao và là kiểu bơi bơi có tốc độ nhanh nhất trong các kiểu bơi. Để học được bài hướng dẫn kỹ thuật bơi sải này thì yêu cầu các bạn đã tốt nghiệp khoá bơi ếch cơ bản. Dưới đây là hướng dẫn kỹ thuật bơi sải do Cô Duyên chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Học bơi bốn mùa Dswim Hà Nội chia sẻ tới quý học viên. Hy vọng, Câu Lạc Bộ Học Bơi bốn mùa Dswim Hà Nội sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Hướng dẫn kỹ thuật bơi sải.

 Kỹ thuật thở:

  • Khi bạn tham gia học bất kỳ khoá học bơi nào thì bạn cũng đều phải học kỹ thuật thở của kiểu bơi đó vì mỗi kiểu bơi có cách thở khác nhau. Vậy với  bài hướng dẫn kỹ thuật bơi sải thì cách học thở như thế nào có giống với kỹ thuật thở của bơi ếch không?
  • Cách thực hiện: Các bạn lấy một hơi thật sâu bằng miệng sau đó úp mặt xuống mặt nước rồi từ từ thở ra bằng mũi. Sau khi thở ra hết hơi, bạn từ từ di chuyển nghiêng đầu lên mặt nước rồi lại há miệng lấy hơi, sau đó tiếp tục thực hiện như ban đầu lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi thành thục.

Kỹ thuật đập chân sải:

Trong hướng dẫn kỹ thuật bơi sải thì bài tập tiếp theo chúng ta cần thực hiện đó là kỹ thuật đập chân sải. Ở bài tập đập chân sải chúng ta chia ra làm hai giai đoạn: Đập chân sải trên cạn và đập chân sải dưới nước.

Đập chân sải trên cạn:

  • Tư thế chuẩn bị:

Các bạn ngồi trên sàn, hai tay chống ra sau, ngả người về phía sau, hai chân duỗi thẳng khép sát.

  • Cách thực hiện:

Nhịp 1: Nâng chân lên.

Nhịp 2: Đập hạ chân xuống.

Hai chân thay phiên nhau nâng lên và đập xuống liên tục đều hai chân các bạn tập như vậy cho đến khi thực hiện thành thục động tác.

Lưu ý: Luôn giữ gối thẳng trong quá trình thực hiện động tác này.

Đập chân sải dưới nước:

  • Tư thế chuẩn bị:

Các bạn nằm nổi trên mặt nước, hai tay bám vào thành bể, úp mặt xuống nước.

  • Cách thực hiện:

Nhịp 1: Nâng chân lên.

Nhịp 2: Đập hạ chân xuống.

  • Các bạn nằm sấp trên mặt nước, hai tay nắm thành bể đồng thời duỗi thẳng hai chân, lấy hơi nín thở và thực hiện đập chân sải theo hai nhịp nâng chân lên và đập hạ chân xuống, các bạn tập hai chân luân phiên đều chân và để thẳng đầu gối.
  • Đập chân sải liên tục như đã được tập ở trên cạn cho đến khi thuần thục và quen với môi trường nước. Các động tác cần phải nhịp nhàng, mềm dẻo.
  •  Đập chân trườn sấp với ván và bơi theo chiều ngang thành bể. Cố gắng duy trì cho mực nước ở ngang bụng hoặc ngực.
  • Duỗi thẳng 2 tay về phía trước, đạp lướt trên nước rồi đập chân sải theo chiều ngang, dọc của bể tuỳ theo sức của bạn. Tập nhiều lần cho đến khi thuần thục.

Kỹ thuật tay sải.

Trong bài hướng dẫn kỹ thuật bơi sải sau bài tập chân sải là bài tập tay sải. Tay sải rất quan trọng trong phần hướng dẫn kỹ thuật bơi sải, cơ thể bạn có lướt được nhanh vút hay không là do kỹ thuật quạt tay. Đối với tay quạt sải cũng chia làm hai giai đoạn: Kỹ thuật tay quạt trên cạn và kỹ thuật tay quạt dưới nước.

Kỹ thuật tay trên cạn:

  • Tư thế chuẩn bị:

Các bạn đứng chân trước chân sau, khom người, hai tay để song song về phía trước.

  • Cách thực hiện:

-Nhịp 1: Đè vuốt tỳ ôm nước.

-Nhịp 2: Kéo nước ra phía sau.

-Nhịp 3: Rút khuỷu tay lên cao qua đầu.

-Nhịp 4: Thả lỏng tay vai đưa thẳng tay về phía trước, rướn để thẳng.

Với tay phải: Các bạn đứng chân trái lên trước, chân phải ra sau. Tiếp theo, đặt tay trái lên đầu gối trái, người hơi khom về phía trước. Sau đó, đưa tay phải thẳng về phía trước và bắt đầu quạt nước sườn sấp bằng tay phải.

– Với tay trái: Các bạn đứng chân phải lên trước, tay phải đặt lên đầu gối phải, người hơi khom về phía trước và quạt nước trườn sấp bằng tay trái.

Trong khi quạt nước, bàn tay hơi khum lại như hình cái thìa và luôn khép kín. Cứ hết một chu kỳ: Tỳ nước, kéo nước, đẩy nước thì đổi tay.

Kỹ thuật tay dưới nước:

  • Tư thế chuẩn bị:

Các bạn đứng chân trước chân sau, khom người, tay để thẳng ra phía trước.

  • Cách thực hiện:

Nhịp 1: Đè vuốt tỳ ôm nước.

Nhịp 2: Kéo nước ra phía sau.

Nhịp 3: Rút khuỷu tay lên cao qua đầu.

Nhịp 4: Thả lỏng tay vai đưa thẳng tay về phía trước, rướn để thẳng.

-Các bạn tập tay sải tại chỗ tốt thuần thục động tác.

-Các bạn tập tay sải vơí phao tim.

-Các bạn lướt nước và tập luyện tay theo chiều ngang, dọc của bể tuỳ theo sức của mình.

Kỹ thuật tay phối hợp thở.

Sau khi bạn tập tốt tay và thở thì các bạn chuyển sang bài tập tiếp theo trong phần hướng dẫn kỹ thuật bơi sải đó là kỹ thuật phối hợp tay thở.

  • Tư thế chuẩn bị:

Các bạn nằm nổi trên mặt nước, hai tay để song song về phía trước, úp mặt dưới nước.

  • Cách thực hiện:

Nhịp 1: Đè vuốt tỳ ôm nước thì bạn úp mặt dưới nước.

Nhịp 2: Kéo nước ra phía sau, bạn nghiêng vai người và đầu bên thuận, thở bong bóng chuẩn bị lên lấy hơi.

Nhịp 3: Rút khuỷu tay lên cao qua đầu là lúc này bạn lấy hơi cao nhất.

Nhịp 4: Thả lỏng tay vai đưa thẳng tay về phía trước, rướn để thẳng lúc này đầu và mặt úp xuống nước.

Các bạn tập tay thở tại chỗ lấy một hơi thật sâu úp mặt xuống nước, quạt tay sải, cứ ba nhịp tay sải thì một nhịp nghiêng đầu lên lấy hơi, các bạn làm đi làm lại nhiều lần động tác cho thuần thục.

Các bạn tập tay thở với phao tim và tập cùng với Huấn Luyện Viên.

Các bạn lướt nước và tập tay thở theo sức của bạn. Các bạn tập luyện liên tục cho thật thuần thục động tác.

Kỹ thuật phối hợp toàn bộ.

Bài tập kỹ thuật phối hợp toàn bộ là bài tập cuối cùng của hướng dẫn kỹ thuật bơi sải. Bài phối hợp là phần khó nhất trong phần hướng dẫn kỹ thuật bơi sải đòi hỏi học viên tập trung và chăm chỉ tập luyện.

Kỹ thuật phối hợp toàn bộ dưới nước:

  • Tư thế chuẩn bị:

Các bạn nằm nổi trên mặt nước thả lỏng cơ thể.

  • Cách thực hiện:

-Các bạn bám tay vào thành bể đập chân sải đều , quạt ba nhịp tay lấy hơi đều hai bên trái, phải. Các bạn cần xác định được bên thuận khi nghiêng đầu để mỗi lần nghiêng đầu qua bên đó là bạn phải há miệng và hít hơi vào, khi úp mặt xuống chuẩn bị lên lấy hơi thì thở ra từ từ bằng mũi (thở bong bóng). Các bạn làm đi làm lại nhiều lần cho thuần thục động tác phối hợp như vậy sẽ giúp bạn bơi đúng của bài hướng dẫn kỹ thuật bơi sải.

-Sau đó, các bạn tập bài phối hợp với phao hoặc tập cùng với Huấn Luyện Viên.

–  Các bạn lướt nước rồi tự bơi không cần ai hỗ trợ bạn. Lúc này chân, tay phối hợp với nhau và hít thở nhịp nhàng. Khi mới tập bơi thì bạn chỉ nên bơi qua lại theo chiều ngang bể bơi để tránh đuối sức. Sau đó, bạn luyện tập tăng dần quãng đường bơi bơi theo chiều dài của bể.

– Bạn chịu khó tập bơi thật nhiều và thường xuyên cho tới khi bơi được nhanh, dứt khoát và động tác thật thanh thoát, thuần thục.

Để bơi sải nhanh, bơi đường dài không mệt thì bạn cần có một phương pháp luyện tập khoa học với những động tác chính xác tuyệt đối.

Các lỗi thường gặp khi học bơi sải

Trong quá trình bạn tham gia phần hướng dẫn kỹ thuật bơi sải bạn dễ mắc phải một số lỗi như sau:

– Chân đạp liên tục với cường độ mạnh.

– Khuỷu tay đặt quá thấp so với mặt nước.

– Không giữ nhịp thở đều.

– Cơ thể không ở tư thế thẳng, thuôn dòng khi đang bơi.

Trên đây là toàn bộ bài hướng dẫn kỹ thuật bơi sải. Mong rằng với những thông tin trên đây của Câu Lạc Bộ Học bơi bốn mùa Dswim Hà Nội, các bạn sẽ được học những kỹ thuật bơi sải đúng và luyện tập hiệu quả. Bạn chịu khó vượt qua sẽ giúp bạn linh hoạt dẻo dai hạn chế các bệnh tật về xương khớp nâng cao sức khoẻ đời sống của các bạn kéo dài tuổi thọ.

Ngoài khóa học hướng dẫn kỹ thuật bơi sải thì các bạn có thể tham khảo những khoá học bơi tiếp theo của Câu Lạc Bộ chúng tôi như bơi: “ Ếch, ngửa và bướm” quý ​​khách vui lòng liện hệ với Trung Tâm hoc bơi bốn mùa Dswim Hà Nội của chúng tôi dưới đây.

  • Địa chỉ:

-Cơ sở 1: Bể bơi bốn mùa Việt Đức Complex, Ngõ 187 Nguyễn Tuân (hoặc ngõ 39 Lê Văn Lương), Thanh Xuân, Hà Nội.

-Cơ sở 2: Bể bơi Vin Home Smart City – tây Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội.

Bài viết liên quan:

 

Dswim

Trung tâm học bơi bốn mùa Dswim Hà Nội được thành lập từ năm 2008 gồm đội ngũ thầy cô có kinh nghiệm lâu năm tốt nghiệp chuyên nghành về bơi lội của Đại Học Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh. Dswim chuyên cung cấp các dịch vụ dạy bơi từ cơ bản đến nâng cao cho trẻ em và người lớn tại Hà Nội.

Những bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button